Bác đã đúc kết tứ đức: cần, kiệm, liêm, chính là những phẩm chất cần phải có của mỗi con người, giống như quy luật tất yếu của tự nhiên. Mỗi người, nhất là những người có vị trí ảnh hưởng đối với xã hội, đối với cộng đồng phải luôn phấn đấu, tu dưỡng, rèn luyện và thực hành theo 4 đức: Cần, kiệm, liêm, chính; thiếu một đức tính cũng không thành người.
Những lời dạy của Hồ Chí Minh về vai trò của cần, kiệm, liêm, chính đối với sự phát triển toàn diện con người cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Đây là những cơ sở khoa học, cách mạng để Đảng ta vận dụng trong chỉ đạo xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên vừa có đức, vừa có tài, vượt qua mọi cám dỗ, khó khăn, để phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân.
Cũng như thanh niên thế hệ hiện đại cũng cần tu dưỡng 4 phẩm đức này để ngày càng trưởng thành, ngày càng có giá trị, ngày càng thành công giúp ích cho gia đình, xã hội.
Cần: Lao động cần cù, siêng năng, chăm chỉ, dẻo dai, đúng giờ, có kế hoạch, có sáng tạo, giữ vững kỷ luật, năng suất cao. Còn phải giữ sức, duy trì trong dài hạn.
Người nào siêng năng thì mau tiến bộ
Cả nhà siêng năng thì chắc ấm no
Cả làng siêng năng thì làng phồn thịnh
Cả nước siêng năng thì nước mạnh giàu.
Kiệm: Tiết kiệm từ cái bé đến cái lớn, tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm giờ, tiết kiệm điện, tiết kiệm tiền, không hoang phí, không xa xỉ, không bừa bãi.
Liêm: Là trong sạch, liêm khiết, không tham ô, không dĩ công vi tư, không ăn của đút lót, không quan liêu, không vòi vĩnh, không đòi hỏi quá nhiều, đáng hưởng thì nên hưởng. Không ham địa vị, không ham tiền tài, không ham sung sướng, không ham người tâng bốc mình. Chỉ ham học, ham làm, ham tiến bộ, vì vậy mới quang minh chính đại.
Chính: Là ngay thẳng, đúng đắn, chính trực, là thái độ chân thành, khiêm tốn, đoàn kết, trung thực. Không lấy công làm tư, không kéo bè kéo cánh gây chia rẽ mất đòan kết, không ngại khó khăn thử thách. Việc thiện nhỏ mấy cũng làm, đã nhận việc thì làm cho kỳ được, làm tới nơi tới trốn, đã nói được thì làm được, hứa rồi thì phải hoàn thành, giữ vững uy tín.
Nếu ai đó làm không noi theo hoặc làm trái ngược với tứ đức này, đấy là con dao trong bọc, là quả bom nổ chậm, là những đốm lửa giữa rừng cây, là lỗ hổng nơi đáy tàu thuyền, dần dần sẽ trở thành thảm họa.
Nếu ở trong gia đình nó sẽ gây chia rẽ, phá vỡ hạnh phúc
Nếu ở tổ chức nó sẽ là tác nhân phá hoại, thậm chí gây sụp đổ, phá sản cả tổ chức lớn.
Nếu ở trong quốc gia, nó là giặc nội xâm, dần gặm nhấm quốc thể, làm bất ổn định cả một thể chế đất nước.
Vậy nên các anh em à, không phải đơn giản mà cổ nhân có những lời răn dạy, không phải tự nhiên nhà nước có cảm tình Đảng và tư tưởng HCM. Những giáo phái như đạo phật, đạo nho, kito lại truyền hàng mấy ngàn năm lịch sử loài người.