Ngày đăng: 03:09 PM 19/04/2020 - Lượt xem: 756
Tổng quan tình hình thương mại điện tử ở Việt Nam 2019
Tình hình thương mại điện tử ở Việt Nam trong năm qua tương đối có nhiều chuyển động sôi nổi, các hoạt động kinh doanh, buôn bán thông qua mạng trực tuyến không hề có dấu hiệu dừng lại mà được dự đoán sẽ tiếp tục bùng nổ trong năm .
Trong bài viết này, WEBSOLUTIONS sẽ đưa ra các dự đoán tổng quan về tình hình thương mại điện tử ở Việt Nam , dựa trên các thống kê, nghiên cứu, tổng hợp khách quan.
Việt Nam lọt vào Top 3 thị trường thương mại điện tử tăng trưởng nhanh nhất thế giới
Theo một báo cáo của diễn đàn TheLEADER , Việt Nam, Thái Lan và Malaysia là những thị trường thương mại điện tử có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới.
Cùng với sự phát triển này, thị trường hàng hóa thông qua thương mại điện tử cũng đang mở rộng sang các thị trường mới. Điển hình là Thái Lan (+104%), Malaysia (+88%) và Việt Nam (+69%), nơi mà thương mại điện tử chỉ mới ở giai đoạn đầu nhưng đã ghi nhận những mức tăng trưởng đáng kể.
Việt Nam, Thái Lan và Malaysia là những thị trường thương mại điện tử có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới
Báo cáo của Kantar Worldpanel cũng cho biết, doanh thu hàng hóa thông qua các nền tảng thương mại điện tử của nhóm 3 nước này đã tăng 30% trong 12 tháng tính đến tháng 3/2017.
Có thể nói, đây sẽ là một tín hiệu đáng mừng đối với tình hình thương mại điện tử ở Việt Nam khi mà các hoạt động kinh doanh, giao dịch trực tuyến với mô hình và công nghệ hiện đại đã đang dần thay thế các hình thức mua bán truyền thống, các kiểu quản lý kinh doanh đã lỗi thời.
Trong năm , hứa hẹn các công nghệ bán hàng tự động sẽ càng được tối ưu, nhiều phần mềm hỗ trợ bán hàng thương mại điện tử tiếp tục ra đời và phát triển… Chưa kể, các sàn giao dịch thương mại điện tử hiện có sẽ tiếp tục có sự va chạm, cạnh tranh, cộng hưởng và mang lại thêm nhiều giá trị lợi ích cho khách hàng.
Tỷ lệ người mua sắm thông qua thương mại điện tử đã tăng từ 5,4% lên 8,8% tổng dân số thành thị 4 thành phố chính chỉ trong vòng một năm qua, và giá trị của một giỏ hàng mua sắm trực tuyến đã gấp ba lần giá trị của một giỏ hàng truyền thống.
Các thiết bị di động cầm tay trở thành phương tiện mua hàng chính
Cũng theo các thống kê dựa trên tình hình thương mại điện tử trên toàn thế giới, thương mại di động đang trở thành xu hướng và sẽ góp phần không nhỏ đến sự phát triển và thay đổi của các hoạt động kinh doanh thương mại điện tử hiện nay.
Trong tình hình thương mại điện tử ở Việt Nam, nhiều thống kê đã chỉ ra rằng phần lớn các khách hàng, người mua hàng hiện nay có xu hướng sử dụng các thiết bị di động cầm tay (điện thoại di động, máy tính bảng…) để thực hiện thao tác, hành vi mua bán sản phẩm trực tuyến, nhiều hơn cả tỉ lệ người mua hàng thông qua máy tính xách tay hoặc máy tính để bàn.
Theo thống kê của Bộ Thông tin và Truyền thông đến tháng 8/2016, tại Việt Nam có khoảng 128 triệu thuê bao di động, trong đó có 55% triệu thuê bao sử dụng smartphone (điện thoại thông minh)
Theo các đo lường của Google – công cụ hỗ trợ tìm kiếm và nghiên cứu từ khoá số một hiện nay, trung bình mỗi ngày, một người sẽ cầm điện thoại lên và xem khoảng 150 lần, tức là hơn 10 lần/giờ.
Điều này cho thấy việc sử dụng thiết bị di động đã trở thành một thói quen hằng ngày không thể thiếu và nó cũng tác động ít nhiều đến hành vi lướt web và truy cập các trang thương mại điện tử. Và việc đầu tư cho yếu tố này cũng là một vấn đề đáng để các công ty, doanh nghiệp cần quan tâm
Social commerce – thương mại điện tử tương tác bùng nổ
Một trong các tình hình thương mại điện tử ở Việt Nam đáng nói đến nữa là việc phát triển các kênh thương mại điện tử tương tác.
Theo dữ liệu từ Facebook, 46 triệu người dùng hoạt động thường xuyên trên các trang mạng xã hội trong năm 2017.
Năm , giao dịch thông qua mạng xã hội sẽ tạo nên bước ngoặt mới trong hành vi mua sắm trực tuyến . Sự kết hợp giữa thương mại điện tử và các nền tảng mạng xã hội đã tăng tương tác giữa người bán và người mua. Điều này dẫn đến việc các chủ đơn vị kinh doanh, shop bán hàng có thể nhận được nhiều đơn hàng từ các kênh mạng xã hội.
Bên cạnh đó, livestream vẫn là cách được sử dụng phổ biến nhất khi bán hàng trên mạng xã hội, bởi tính tương cao và ngay tức thời giữa 2 đối tượng mua và bán.
Theo các báo cáo mới nhất của Appota, Việt Nam đang thuộc top các quốc gia có tốc độ tăng trưởng quảng cáo trên di động nhanh nhất hiện nay, vào khoảng 35% mỗi năm. Con số này cũng tương ứng với tốc độ tăng trưởng tình hình thương mại điện tử ở Việt Nam hiện nay. Vì vậy, TMDĐ Việt Nam bùng nổ mạnh mẽ trong năm là điều tất yếu.