Ngày đăng: 02:00 PM 19/04/2020 - Lượt xem: 681
Thương mại điện tử Việt Nam liệu còn đủ chỗ cho người mới? Đó là câu hỏi được đặt ra trong báo cáo phân tích của công ty chứng khoán VNDIRECT trong báo cáo phân tích mới đây khi Viettel Post gia nhập thị trường thương mại điện tử. VNDIRECT cũng phác thảo sơ bộ về những nét chính về bức tranh cạnh tranh khốc liệt của ngành này.
Thương mại điện tử (TMĐT) ở Việt Nam tăng trưởng nhanh nhất khu vực Đông Nam Á
Theo báo cáo của Google-Temasek năm 2018, TMĐT Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng kép 35% trong giai đoạn 2015-2018 và có giá trị 2,8 tỷ USD (chỉ tính giá trị của kênh Doanh nghiệp tới người tiêu dùng-B2C). Thị trường được dự báo tiếp tục bùng nổ trong giai đoạn 2018-2025, với tốc độ tăng trưởng kép 27% nhờ sự phổ biến của internet và điện thoại thông minh cùng với thế hệ người tiêu dùng mới am hiểu công nghệ hơn.
Thế hệ Millennials (thế hệ Y) sẽ là động lực thúc đẩy cho sự phát triển nhanh chóng của TMĐT ở Việt Nam với thói quen dành thời gian mua sắm trên mạng hơn là đến các cửa hàng vật lý.
Theo báo cáo của Google-Temasek năm 2018, TMĐT Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng kép 35% trong giai đoạn 2015-2018 và có giá trị 2,8 tỷ USD (chỉ tính giá trị của kênh Doanh nghiệp tới người tiêu dùng-B2C). Thị trường được dự báo tiếp tục bùng nổ trong giai đoạn 2018-2025, với tốc độ tăng trưởng kép 27% nhờ sự phổ biến của internet và điện thoại thông minh cùng với thế hệ người tiêu dùng mới am hiểu công nghệ hơn.
Thế hệ Millennials (thế hệ Y) sẽ là động lực thúc đẩy cho sự phát triển nhanh chóng của TMĐT ở Việt Nam với thói quen dành thời gian mua sắm trên mạng hơn là đến các cửa hàng vật lý.
Phương thức bán hàng Người tiêu dùng tới người tiêu dùng (C2C) hay trên mạng xã hội ngày càng phổ biến
Phương thức này có ưu điểm trong việc giúp người mua và người bán tương tác trao đổi trực tiếp với nhau để chia sẻ thông tin, hình ảnh, đánh giá và các lời khuyên về sản phẩm nhờ những tính năng đặc biệt của mạng xã hội như Facebook, Instagram hay Zalo.
Cuộc chơi TMĐT đang được định hình bởi 4 tên tuổi lớn, đa số sử dụng mô hình kết hợp (B2C/C2C) Lazada và Shopee là 2 thương hiệu quốc tế trong lúc đó các thương hiệu còn lại là Tiki và Sendo được sáng lập bởi các tổ chức trong nước. Quý 1 năm 2018, Lazada là sàn TMĐT dẫn đầu thị trường xét trên cả phương diện số lượng truy cập website lẫn số lượng view trên Facebook.
Tuy nhiên chỉ một năm sau, Shopee và Tiki đã vươn lên vị trí xếp hạng số 1 và 2 về lượng truy cập website, trong lúc đó Sendo xếp hạng thứ 4 nhờ vào sự phát triển liên tục của mình. Trong số các trang TMĐT, Shopee là đơn vị duy nhất áp dụng mô hình Người tiêu dùng đến người tiêu dùng (C2C), trong khi các sàn còn lại đều áp dụng mô hình B2C hoặc hỗn hợp B2C/C2C. Tiki đã chuyển đổi mô hình từ Doanh nghiệp tới khách hàng (B2C) sang Doanh nghiệp tới doanh nghiệp tới người tiêu dùng (B2B2C) vào tháng 3 năm 2017.
Khâu giao hàng vẫn là nhân tố quyết định đến sự thành công của TMĐT
VNDIRECT tin rằng yếu tố này đã giúp Tiki và Shopee có sự phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam trong giai đoạn vừa qua vì hai đơn vị này cung cấp dịch vụ giao hàng hỏa tốc với thời gian ngắn hơn so với Lazada. Cụ thể, bên cạnh hai lựa chọn vận chuyển là "Tiêu chuẩn" cần 5-6 ngày và "Nhanh" cần 1-2 ngày thì Tiki cung cấp lựa chọn giao hàng trong vòng 2 giờ. Shopee cũng cung cấp lựa chọn giao hàng trong 4 giờ, trong khi đó Lazada cung cấp gói vận chuyển nhanh nhất là 24 giờ.
Đặc biệt với hình thức thanh toán phổ biến nhất hiện nay là Giao hàng – Thu tiền (COD) thì việc các công ty TMĐT đưa ra được giải pháp giao hàng tin cậy và an toàn là yếu tố cạnh tranh quan trọng. Chính vì vậy, các trang TMĐT lớn đã và đang rót vốn mạnh tay vào hoạt động giao nhận cùng lúc theo hai hướng: (1) xây dựng đơn vị chuyển phát của chính mình để chuyển phát nội vùng và (2) đầu tư hoặc mua cổ phần chi phối tại các doanh nghiệp chuyển phát liên tỉnh nhằm tối ưu hóa thời gian và độ chính xác đơn hàng.
Lazada là trang TMĐT đầu tiên tại Việt Nam có đơn vị vận chuyển nội bộ là Lazada Express, trong lúc đó Shopee mới mua cổ phần chi phối tại một đơn vị startup nổi tiếng trong lĩnh vực chuyển phát là Giaohangtietkiem. Hoạt động giao hàng của các công ty TMĐT nhỏ hơn hiện nay vẫn đang phụ thuộc hoàn toàn vào bên thứ ba như VNPost hay Viettel Post.
TMĐT Việt Nam vẫn đang trong cuộc đua "đốt tiền"
Ngành TMĐT Việt Nam vẫn còn rất non trẻ nên các doanh nghiệp phải đầu tư rất nhiều vào quảng cáo, hạ tầng kho bãi, nguồn nhân lực… nhằm định vị tên tuổi của mình trên thị trường.
Một trường hợp cụ thể minh chứng cho sự cạnh tranh gay gắt giữa các sàn TMĐT là cuộc chạy đua khuyến mãi khởi nguồn từ chương trình bán hàng giảm giá lớn tới 95% của Lazada vào 9/5/2018 nhân dịp kỷ niệm 6 năm thành lập sàn này với thông điệp "Đại tiệc giảm giá mừng sinh nhật" thì ngay lập tức Shopee tung ra chương trình giảm giá cạnh tranh với thông điệp "Cần gì sinh nhật, deal vẫn sốc, giá vẫn bốc".
Adayroi nhanh chóng tham gia cuộc đua cùng chương trình giảm giá, miễn phí vận chuyển với thông điệp "Chúc mừng sinh nhật bạn hàng xóm" và Tiki thậm chí còn làm hẳn một video quảng cáo (TVC) cho chương trình giảm giá của mình nhằm đáp trả các sàn còn lại với tựa đề "Ưu đãi vô hạn – còn vui hơn cả sinh nhật".
Đến thời điểm hiện tại, các doanh nghiệp TMĐT vẫn lỗ, ngay cả ba ông lớn TMĐT cũng chính là những cái tên lỗ sâu nhất. Tổng giá trị lỗ lũy kế của Lazada, Shopee và Tiki trong giai đoạn 2015-18 là 9.400 tỷ đồng. Điều này tạo nên rào cản rất lớn cho những người chơi mới muốn gia nhập thị trường nhiều tiềm năng nhưng đầy khốc liệt này.
VNDIRECT ước tính một doanh nghiệp sẽ phải chịu khoản lỗ khoảng 142 tỷ đồng mỗi năm nếu muốn giành được 1% thị phần từ các đối thủ hiện hữu ở Việt Nam.
Theo: Trí Thức Trẻ