Ngày đăng: 11:03 PM 16/09/2021 - Lượt xem: 876
Viết cho những người đang sống và làm việc tại DGroup Holdings (DGH) và DStore những quy tắc sống còn để có thể phát triển được sự nghiệp của mình một cách nghiêm túc. Vì đó là 1 vòng tuần hoàn mà ai cũng phải trải qua từ những vị trí cao nhất đến vị trí thấp nhất.
Thông qua 1 số chương trình giao lưu bạn có thể nhận ra được một số hình ảnh được mô tả dưới đây và qua quá trình thâm niên làm việc bạn sẽ sớm nhận ra những nhân tố để coaching họ thành những leader tương lai. Phần “đẹp” của tảng băng là những hình ảnh lung linh những nụ cười rạng rỡ nhưng bây giờ hãy nhìn thử vào phần “xấu xí” để xem ta sẽ sớm thay đổi như thế nào!
Có một số nhân sự cấp thấp thì hẳn nhiên sẽ hành xử kiểu như gà con, như “người xa lạ” đến nơi nào cũng chỉ ru rú, quanh quẩn với những người mình biết. Bạn thật sự chắc ko hết 1 bàn tay. Sếp nó bắt nó đi giao lưu thì đi chiếu lệ bắt tay chào hỏi xã giao rồi lủi mất. Trong khi cũng đã có 1-2 năm làm việc rồi mà ít người nhớ tên, cũng ở các vai trò Trưởng team, Giám sát ,... chứ đâu còn là 1 nhân viên mới.
Một số nhân sự cấp trung thì lúc mới bắt đầu rất nhiệt tình nhiệt tâm. Bắt đầu lên được 1 số vị trí thì đã tưởng mình ngon giở ông giở thằng và mất cả 1 quãng thời gian trôi giạt. Nhìn tác phong thể hiện thì đa phần là tập trung hình ảnh là chính. Chứ ngồi lại bảo chia sẻ hay trình bày cái gì đó thì chưa được 5 phút là hết chuyện đủ để thấy trải nghiệm sống quan trọng như thế nào. Tại sao mình lại nhạt lại thiếu muối như vậy. Vậy thì hàng ngày biết nói chuyện gì với bên dưới, với người mới thì có thể hiện có thể hình ảnh được vài lần chứ lâu ngày người ta lại không biết mình ở đâu thật sao?
Còn có một số vị trí cấp quản lý bắt đầu cảm thấy bị trì trệ bị “mờ dần” Cả năm không thấy đưa được 1 đóng góp ý tưởng nào để phát triển doanh nghiệp, phát triển thương hiệu, ở cấp chi nhánh hay thậm chí vai trò thật sự ở cấp chuyên môn. Bên trên thì bắt đầu có thêm các partner có thêm ekip nhưng không sâu mà chỉ hời hợt bề mặt. Tầm ảnh hưởng cũng chỉ loanh quanh ở cấp phòng cấp KV mình đảm nhận, đi giao lưu thì cũng chỉ làm việc cho hết trách nhiệm chứ không tròn vai hoặc chờ người ta tới nhờ chứ không “dám xà xuống” để uỷ lạo động viên hay giao lưu với người dưới. Mà mở miệng ra thì hỏi tại sao em mãi vẫn không được cất nhắc?
Cảm giác giờ mình đã ở vai bề trên ai cần tới thì phải lại hỏi han nhờ vả mà chính bản thân mình thì cũng chẳng xây dựng 1 mối quan hệ nào trên nữa cho thật sự nghiêm túc mà tât cả chỉ là chiếu lệ. Nên người mới thường nói ngta nể bạn hay sợ bạn là vì còn có 5 con hổ đứng đằng sau bạn chứ nếu đứng 1 mình thì chưa chắc. Nghiệm lại tự thấy đúng.
Jack Ma cũng từng nói: "Người mới vào công ty chưa đến một năm, vạn lần đừng báo cáo chiến lược với tôi, vạn lần đừng trình bày kế hoạch phát triển của Alibaba. Ai có gan làm chuyện này, xin mời rời khỏi công ty! Nhưng nếu đã ở Alibaba 3 năm, lời bạn nói tôi sẽ rửa tai nghe".
Binh lính không muốn làm tướng không phải là binh lính tốt, nhưng binh lính nếu không xử lý tốt nhiệm vụ trước mắt và quân địch, mà chỉ nhăm nhăm đề xuất ý kiến cho tướng quân, moi móc những thói hư tật xấu cần sửa đổi ra sao. Đội quân như vậy thì còn có thể ra trận ư?
Nhưng nếu làm tướng mà quá nhiều tật thì không sớm hay muộn cũng bị bức tử bởi chính những tật xấu mà mình không chịu lắng nghe để sửa mình.
Vị trí của mỗi người quyết định tầm nhìn của người này, từ góc độ của nhân viên mới thì mãi mãi không thể nhìn toàn bộ vấn đề của doanh nghiệp, đối với môi trường thị trường của công ty, phương thức hoạt động của các cửa hàng, chính sách quản lý đều như một tờ giấy trắng, tuy nhiên lại cho rằng bản thân xuất chúng, qua mặt sếp, giải quyết vấn đề của doanh nghiệp thì bất luận năng lực có cao siêu đến đâu, được đào tạo tốt như thế nào, thì người không biết mình là ai cho thôi việc cũng không miễn cưỡng.
Có thể làm hay không đó là vấn đề năng lực, có chắc chắn làm hay không, đó là về thái độ. Năng lực có thể bồi dưỡng, thái độ có thể thay đổi, nhưng giá trị quan luôn là một khuôn mẫu được dập đồng nhất, ngoại trừ việc đưa vào lò luyện lại, không có cách nào thay đổi.
Chốn "giang hồ" công sở, bướng bỉnh cố chấp hay là kẻ thích ứng được với mọi hoàn cảnh, được quyết định bởi cách bạn lý giải và nhìn nhận 8 quy tắc dưới đây như thế nào.
Quy tắc 1, từ góc độ Teamwork, kính trọng và nghe theo cấp trên: Sở dĩ có cấp trên dưới, là vì để bảo đảm triển khai công việc của tập thể. Nguồn tài nguyên và quyền lực cấp trên nắm trong tay, chỉ xem xét từ góc độ của tập thể mà khó có thể nghe theo từng cá nhân. Tôn trọng và nghe theo cấp trên là để bảo đảm điều kiện quan trọng hoàn thành mục tiêu của tập thể. Nhân viên nếu không đứng trên góc độ của tập thể để suy xét vấn đề, chỉ đứng trên góc độ của bản thân đi làm phiền cấp trên, thậm chí cậy tài khinh người, thì rất khó để sinh tồn, càng ngông cuồng càng lạc đường.
Quy tắc 2, nếu công việc không đạt yêu cầu, nhất định kịp thời trao đổi với cấp trên, cho cấp trên biết được tiến độ và phương hướng của bạn. Khả năng trong một thời điểm sẽ chẳng ai thấy được thành tích của bạn, lúc này cự ly với cấp trên đừng quá xa, hãy tạo điều kiện đi trao đổi, để cấp trên biết tiến độ, kế hoạch và thành tích bạn đạt được. Như vậy cấp trên sẽ không trách phạt mà còn giúp đỡ và sẽ hoàn thành kế hoạch sớm hơn dự định. Tuy nhiên, có trường hợp tay gà mơ, thậm chí là lão làng vẫn phạm sai lầm, vừa không có thành tích vừa không dám đi gặp cấp trên, cho rằng bản thân không có mặt mũi, và thế là mối quan hệ với cấp trên một ngày kính trọng nhưng không dám gần gũi.
Rủi ro như vậy là rất lớn, bởi vì thành tích của bạn không tốt đã là một cái nhìn không mấy thiện cảm, sẽ sinh ra nghi ngờ về năng lực của bạn; nếu cấp trên không hiểu về tình hình tiến độ công việc thì sẽ cho rằng bạn lười biếng.
Đến một thời gian nào đó, khả năng bạn sẽ bị vào danh sách cắt giảm. Thực ra vào cái danh sách ấy không hẳn là người có thành tích kém nhất, nhưng người không chủ động tìm cấp trên giải trình sẽ chiếm tỉ lệ cao.
Quy tắc 3, nếu thấy các quyết định của tập thể bất hợp lý, hãy phản hồi, đồng thời xin cấp trên thời gian và đi thực hiện giải quyết ngay. Quyết định của tập thể có khả năng đúng mà cũng có khả năng chưa hợp lý. Nhưng các quyết định có quyền được can thiệp để bảo đảm điều kiện để tập thể vận hành bình thường, là xuất phát từ góc độ tổng thể đại cục. Nhân viên trước tiên hãy thay đổi cách nghĩ, nếu có lợi cho tập thể thì nên nghe theo.
Quy tắc 4, đừng kích động với những đồng nghiệp đối đầu với tập thể, một tập thể vận hành bình thường sẽ diệt tận gốc với ai làm loạn. Chốn công sở, chịu ấm ức thậm chí chuyện bất công là việc hết sức bình thường, nhân viên có thể chọn một phương pháp hợp lý để đưa ra ý kiến, cũng có thể chọn đi tìm sự giúp đỡ từ cấp trên. Nhưng chọn cách la lối để đi giải quyết vấn đề thì luôn đưa bản thân vào thế bất lợi, bởi vì cách này sẽ không bao giờ được đón nhận.
Quy tắc 5, nếu không thể tạo giá trị nhất định cho tập thể, tối thiểu đừng trở thành nhân tố phiền phức. Thành viên trong một tập thể đều có những cá tính riêng, khó tránh những người dùng tiểu xảo để gây rắc rối nhằm đạt mục đích. Một người dùng năng lực và đặt mục đích tập thể lên trên, khi hợp tác lâu dài mọi người có thể phán đoán. Tiểu xảo có thể giúp đạt được mục đích nhanh chóng, nhưng một khi các thành viên khác nhìn ra bộ mặt thật, thì chắc chắn khó có thể đứng vững. Muốn sinh tồn lâu dài trong một tổ chức, phải thật thông minh.
Quy tắc 6, đối với công việc tạm thời được cấp trên giao, nhất định phải phản hồi kịp thời. Có lúc lãnh đạo sẽ giao cho bạn những công việc tạm thời và thường mang tính chất gấp gáp, cấp trên sẽ yêu cầu hoàn thành trong thời gian cho phép, đây sẽ là cơ hội để cấp trên có thêm niềm tin ở bạn.
Quy tắc 7, thành tích của cấp trên từ thành tích của bản thân. Công việc giúp mọi người cùng tập hợp, đồng nghiệp lúc đầu là mối quan hệ hợp tác. Cấp trên sẽ nắm rõ được năng lực và sức ảnh hưởng của nhân viên, điều này có tác dụng quyết định đến phát triển sự nghiệp của nhân viên. Muốn phát triển nhanh chóng người nhân viên sẽ luôn thiện chí hợp tác cùng lãnh đạo, làm tốt công việc được giao, còn tích cực giúp cấp trên giải quyết các vấn đề nan giải.
Đương nhiên cấp trên cũng cho bạn nhiều cơ hội để thể hiện bản thân, đem các kinh nghiệm chia sẻ cho bạn. Bạn sẽ dần dần hiểu rõ nội dung công việc của cấp trên, tất cả các nhân tố trên đều là điều kiện quan trọng để phát triển sự nghiệp. Thành tích của cấp trên đến từ thành tích của bản thân là một quy tắc quan trọng, khi bạn đang oán trách cấp trên thì hãy suy nghĩ nghiêm túc đến quy tắc này. Cơ hội thật sự không từ trên trời rơi xuống, nhiều lúc là bạn phải tự giành lấy.
Quy tắc 8, làm người tử tế. Bắt đầu đi làm, hãy nghĩ đến việc xây dựng đóng góp cho công ty làm mục tiêu hàng đầu. Làm người tốt việc tốt là điều căn bản. Danh tiếng của bạn ở nơi làm việc sẽ quyết định đến số năm và sự phát triển của bạn ở công ty. Nhân phẩm của bạn sẽ được mọi người phán đoán sau quá trình cộng tác, hoặc trong thời gian làm việc lâu dài. Để xây dựng hình ảnh tốt đẹp không chỉ ở bộ phận mà còn ở bên ngoài và phối hợp với các bộ phận khác, bạn hãy trở thành một người tốt. Đương nhiên người tốt không phải chỉ người có lợi mới làm, khôn vặt mà đó là trách nhiệm bạn nhất định phải học.
Sở dĩ nhiều người rất thông minh nhưng không thành sự, không phải vấn đề năng lực mà là vấn đề thái độ. Quá thông minh lại trở nên thủ đoạn, cáo già trong công việc, thích qua mặt người này vượt mặt người khác cũng không hẳn là 1 người bền vững với Doanh nghiệp thay vì sử dụng trí thông minh đó để đưa ra những giải pháp tối ưu cho công việc hay đưa doanh nghiệp đến tầm cao hơn.
Biết lắng nghe, cảm, thấu, làm việc quyết liệt, thái độ chính trực, làm tốt việc của mình, sẽ có một ngày bạn không cần viết bức thư 10 nghìn chữ cũng sẽ có lãnh đạo xem trọng ý kiến của bạn.
BTV - Kamyyy