5 DẤU HIỆU CHỨNG TỎ ĐỘI NHÓM CỦA BẠN ĐANG CÓ VẤN ĐỀ HOẶC CHUẨN BỊ GẶP KHỦNG HOẢNG.
Bạn đã bao giờ nhìn thấy một nhóm tan rã vì:
- Cãi nhau
- Đấu đá nội bộ
- Hoặc một thất bại trong trách nhiệm?
Sẽ không chỉ là bực bội, nó gây ra sự thất vọng tột cùng. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá Năm “rối loạn chức năng” diễn ra trong làm việc nhóm
Bí kíp để dẹp loạn.
Năm dấu hiệu bất thường Patrick Lencioni, chủ tịch của công ty tư vấn quản lý, Table Group, đã viết về Năm dấu hiệu thường của trong cuốn sách năm 2002 của ông. Ông đã phát triển các nguyên tắc sau khi quan sát và huấn luyện hàng ngàn các CEO và đội ngũ quản lý Fortune 500. Năm “rối loạn chức năng” là:
1. Thiếu tin tưởng.
“Sự tin tưởng đi vắng” Lencioni nói rằng khi thiếu sự tin tưởng là dấu hiệu rối loạn nghiêm trọng nhất. Không tin tưởng, yêu cầu làm việc hiệu quả và tăng trưởng gần như là không thể. Khi đó thành viên trong nhóm dành nhiều thời gian và năng lượng tự bảo vệ mình hoặc phá hoại lẫn nhau, thay vì tập trung vào công việc và mục tiêu của đội.
2. Sợ xung đột.
Thay vì bàn luận và phản biện gay gắt các ý tưởng và kế hoạch được đưa ra để dần cải thiến phù hợp thì lúc này các thành viên trong nhóm không đưa ra ý kiến gì, cũng sợ bị chỉ trích hoặc quá mệt mỏi khi ý kiến không được lắng nghe. Nên chọn lựa biện pháp tránh mọi rủi ro xung đột đó là không làm gì.
3. Thiếu sự cam kết.
Cam kết và chính trực, cái này anh em nào cũng hiểu đó là nói được làm được, hết mình với vai trò trách nhiệm mình gánh vác. Đảm bảo mục tiêu cho tới cuối cùng và không được phép đổ lỗi.
Nếu rơi vào phần đông đội nhóm đều có dấu hiệu này thì kiệu quả dần tụt xuống và chạm đáy.
4. Tránh trách nhiệm.
Lúc này không ai gánh vác việc chung, đương nhiên người đứng đầu không thể làm tất cả. Người có vị trí cao hay không, không phải đánh giá năng lực mà còn là trách nhiệm anh ta gánh vác với tập thể và quy mô quản trị của anh ấy. Hoặc có thể người ta không được trân trọng về giá trị bản thân, khiến suy nghĩ "Mình không có giá trị gì nữa" được liên tục nảy ra trong đầu.
5. Không tập trung vào mục tiêu đội nhóm
Có những cá nhân không còn hướng tới mục tiêu tập thể, kệ mặc cho ông đứng đầu làm, mình không có tính đóng góp, chỉ quan tâm tới bổn phận của mình là đủ, là thường quan tâm tới lợi ích cá nhân, làm việc cũng chỉ phục vụ mình, gia lưu giao tiếp cũng chỉ để lợi dụng người khác phục vụ cho mình.
NGUYÊN NHÂN LÀ GÌ, CÁCH PHÒNG TRÁNH
1. Ai đó đã từng làm MẤT UY TÍN và LÒNG TIN của anh em.
Có thể là leader, cũng có thế là các thành viên. Tính cách là phẩm chất đầu tiên cần nhắc tới khi lãnh đạo nhóm.
Một người có tu dưỡng thì không có kiểu bột chộp, háo thắng, hữu dũng vô mưu, phong các bạo lực, tính cách thất thường, yêu đương nhăng nhít không cam kết, không chung thủy.
Ai dám tin, ai dám chơi, ai dám đi theo những người như vậy chứ.
2. KHÔNG LẮNG NGHE VÀ TINH TẾ NHẬN DIỆN.
Trong lúc nhân sự đang gặp các vấn đề lớn đang cần giải quyết thì sếp lại cho một áp lực lớn hơn nữa khiến nhân sự bị đè nén, mất sức phản kháng và không thể gồng gánh cả tinh thần lẫn sức chiến đấu.
Chưa kể là thông tin lá cải, đồn đoán linh tinh, đặt điều bịa chuyện nói xấu người khác. Nguy hiểm nhất là chính sếp không biết lắng nghe, không có góc nhìn đa chiều và đánh giá sai một nhân tài.
3. MỐI QUAN HỆ MẬP MỜ không chính đạo.
Đôi khi là do sếp thiên vị người này, lạnh nhạt người kia. Cũng có thể các mối quan hệ nam nữ không rõ ràng. Sếp yêu đương cấp dưới (Công khai chính thức thì vấn đề sẽ bình thường, còn trong trường hợp này là mối quan hệ không chính thức, không dám công khai, mập mờ với nhiều người, hoặc lợi dụng nhau tình cảm, cơ thể, vật chất, chênh lệch về tuổi tác, tri thức, trình độ văn hóa, hoặc lễ giáo gia đình...)
Nhân sự trong đội nhóm yêu đương lẫn nhau (Bởi làm việc nhóm thì dễ gần, dễ đồng cảm, dễ bắt chuyện, dễ tạo cảm xúc cho nhau, mà cảm xúc lên cao thì trí tuệ giảm xuống, khiến cho các quyết định đưa ra không đủ sáng suốt dẫn tới những hệ quả bất hạnh)
Tất cả những điều thiếu chuẩn mực này đều dẫn tới nghi kỵ, đề phòng, ghê tởm và mất liên kết toàn bộ. Toang nhóm chỉ sớm hay muộn.
4. Sau một giai đoạn bùng nổ khiến cái TÔI quá cao.
Ai cũng nghĩ mình giỏi nên kết quả mới tốt mà không biết ơn những sự hỗ trợ thầm lặng, ai cũng nghĩ mình đẳng cấp tốc độ cao mà không biết trước đó có những người trải thảm cho con đường láng mịn không còn sỏi đá.
Đấy thế là chẳng nghe ai, tự làm theo ý mình, không thèm đóng góp cống hiến cho tập thể lớn, chẳng còn những người thầy mà chỉ còn TAO LÀ NHẤT. Những đứa vô ơn sẽ biến mất nhanh lắm.
5. CHIA BÁNH KHÔNG ĐỀU
Rõ ràng là người ta đóng góp công sức để đạt được kết quả cuối cùng ai cũng muốn hướng tới đó là lợi nhuận. Có nhiều hưởng nhiều, có ít hưởng ít. Nhưng chỉ vì tính không công bằng hoặc luật chơi không có và rõ ràng ngay từ đầu, thậm chí trước và sau không thống nhất khiến cho tư tưởng bị ảnh hưởng. Ngầm mẫu thuẫn bên trong tư duy chứ không nói ra đâu. Đấy mới nguy hiểm.
Nhân sự sẽ rời đi một ngày nào đó, hoặc dần dần hoặc sẽ trắng ao cá mè. Sếp sẽ chẳng còn ai và phải làm lại từ đầu.
6. VÔ KỶ LUẬT
Chó ngoan có dây xích, ngựa giỏi có yên cương, người mạnh nhờ kỷ luật. Đội nhóm phải có luật chơi, có kỷ luật, thưởng phạt rõ ràng, vậy mới giữ được quy trình, tính đồng bộ xuyên suốt.
Nếu không tự kỷ luật được hoặc xây dựng thành văn hóa chủ động, kỷ luật tự giác thì phải có luật chung được đưa ra, nếu không sớm muộn gì cũng thành cái chợ chứ không phải đội nhóm làm ăn chân chính và tạo ra nhiều giá trị.
BẠN THẤY ĐẤY, TẤT CẢ CÁC VẤN ĐỀ ĐỀU TỪ NGUYÊN NHÂN CON NGƯỜI MÀ RA, LÀ CÁCH HÀNH XỬ VỚI NHAU. THẾ NÊN MỐI QUAN HỆ VÀ ĐỐI NHÂN XỬ THẾ ANH EM PHẢI HỌC VÀ NÂNG CẤP NGHIÊM TÚC VÀO NHÉ.